“Kuroko no basket” – thực hiện quảng bá tại ga Shinjuku

t640_675198

Trong thời gian phát sóng phần 3 anime “Kuroko no basket”, kế hoạch truyền thông ở ga Shinjuku được chính thức thông báo.
Kuroko no basket là anime được chuyển thể từ manga về bóng rổ cấp 3 (được đăng trên tạp chí hàng tuần Jump) của tác giả Fujimaki Tadatoshi. Nhân vật chính Kuroko Tetsuya là một tài năng bóng rổ với nhiều kỹ thuật đi bóng đẹp mắt, được 5 cầu thủ của đội bóng rổ vô địch trung học (được mệnh danh “Thời đại kỳ diệu”) công nhận tài năng. Sự xuất hiện của Kuroko nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ các fan nữ. Phần 1 được phát sóng từ tháng 4 – 9 năm 2012, phần 2 từ tháng 10/2013 – tháng 4/2014.
Ngày 2/5, tập 67 của Kuroko no basket được lên sóng trên MBS. Để kỷ niệm phát sóng trận đấu chung kết giữa đội bóng trường Seirin và trường Rakuzan, được dẫn dắt bởi “người thống trị – Akashi”, kế hoạch quảng bá Kuroko no basket tại ga điện ngầm Shinjuku được chính thức công bố. Poster khổ B0 được thiết kế bởi Kikuchi Yoko, poster đăng tải những nhận xét của toàn thể 105 người bao gồm cả nhân viên và diễn viên, poster dán cột với hình dàn cầu thủ ra sân của Seirin và Rakuzan được vẽ với kích thước gần như thật, cũng như banner quảng cáo kết quả trận đấu Winter cup… sẽ được ra mắt trong phạm vi rộng.
Nguồn: https://akiba-souken.com/article/23453/
Jc

[Đặc san Arslan Senki – Hồi thứ nhất] Phỏng vấn đạo diễn Noriyuki Abe (kì 2)

Arslan-Senki-Screen-720x403

―― Nhân vật chính Arslan được Yusuke Kobayashi chịu trách nhiệm lồng tiếng. Không biết tiêu chí tuyển chọn diễn viên của ông là gì?

Abe: Trên phim, câu chuyện bắt đầu từ khi Arslan 11 tuổi, vẫn còn nét trẻ con và vẫn có những việc cậu phải trông cậy vào người khác. Tôi muốn xây dựng một nhân vật lớn lên trong tình yêu thương. Hơn thế nữa, tính ra Kobayashi cậu ấy vẫn chưa ra mắt khán giả chính thức lần nào, tôi cứ có cảm giác nguyên nhân mình chọn cậu ấy là chính bởi vì cậu ấy còn trẻ vậy. Tôi cũng nghĩ rằng nếu chọn một người có hoàn cảnh lớn lên giống Arslan thì thật là tốt. Tôi nhớ rằng đối với vai chính thì mấy chuyện như vậy nhiều lắm. Lúc tôi làm đạo diễn cho BLEACH, Morita (Masakazu) đã lồng tiếng cho nhân vật chính Ichigo nhưng thật ra vào thời điểm đó cậu ấy chưa từng lồng tiếng cho bộ anime nào. Cũng có khi nhờ vậy mà mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Dĩ nhiên là những vai diễn đó, ngay cả diễn viên kỳ cựu cũng phải diễn thật nghiêm túc mới có thể hoàn thành.

――Lần tuyển chọn này ông cũng theo tiêu chí đó mà thực hiện đúng không?

Abe: Vâng, đúng là như vậy.

―― Tập 1 càng ngày càng nhận được nhiều sự kỳ vọng. Vậy… tôi có thể hỏi một chút về những điểm đặc biệt của nó hay không?

Abe: Toàn bộ series chỉ vài tập này thôi nhưng trong tập 1 tôi sẽ vẽ những ngày bình thường của Arslan. Sau đó mới vẽ tiếp vị trí cũng như vai trò của những nhân vật chính khác và kinh đô Ecbatana. Đó cũng chính là lúc nhân vật chính Arslan hiểu biết thêm về thế giới bên ngoài và sau này nữa là tìm thấy động cơ thúc đẩy cậu suy nghĩ về chế độ chiếm hữu nô lệ đang tràn ngập khắp mọi nơi. Sở dĩ có cơ hội đó là nhờ cuộc gặp gỡ với người lính trẻ ở Lusitania. Dựa trên những chuyện này mà xem xét hiện thực tàn khốc sau này thì mới thấy đó là chuyện hiển nhiên phải xảy ra mà thôi. Nếu được mọi người đón xem thì tôi sẽ rất vui. Dĩ nhiên không chỉ có vậy mà còn những cảnh giao chiến nữa. Tôi sẽ thực hiện tác phẩm này sao cho khi xem khán giả sẽ hiểu được những góc khuất của chiến tranh. Phần đó cũng rất đáng được mong chờ đấy.

――Thì ra là vậy. Tôi bắt đầu cảm thấy háo hức rồi đây. Vậy tiếp theo là những câu chuyện xoay quanh bộ phận hậu cần nhé. Tôi được biết rằng kịch bản là do anh Uezu Makoto viết nhưng hình như đây là lần đầu tiên được thực hiện có phải vậy không?

Abe:  Đúng là lần đầu tiên. Uezu ấy, cậu ấy vốn dĩ đã rất thích Arslan rồi nên cũng có lần đề cử với bộ phận sản xuất. Chính vì vậy lần này cậu ấy ủng hộ nhiệt liệt luôn. Kỹ năng nghề nghiệp của Uezu thì khỏi phải bàn rồi nhưng hơn thế nữa cậu ấy luôn lắng nghe và tổng hợp ý kiến của mọi người để đi đến kết luận cuối cùng, nếu nói về năng lực kết nối mọi người thì cậu ấy cực kì điêu luyện đấy. Mà tôi có cảm giác trong lúc lắng nghe ý kiến của người khác thì dần dần nội lực của cậu ấy cũng tăng lên.

――Lần này khâu thiết kế nhân vật do 3 người đảm trách. Có vẻ như thành lập trưởng ban thiết kế và phòng thiết kế nhân vật cũng được luôn rồi. Quả nhiên nhìn lại mới thấy nhân số thật là đông đúc, ông có nghĩ như vậy không?

Abe: Tôi cũng nghĩ vậy. Mà dù nói gì đi nữa thì số lượng nhân vật cũng rất nhiều. Nếu chỉ có một người thì người đó phải suốt ngày ngồi thiết kế nhân vật, cứ thế sẽ phát điên mất.

――Trưởng ban thiết kế do Kogiso Shingo phụ trách. Mọi chuyện là thế nào vậy?

Abe: À, tôi đã tổ chức một buổi tuyển chọn đấy. Các bạn ứng cử viên sẽ vẽ cho tôi xem, sau đó thì mọi người bao gồm cả nhà sản xuất sẽ xem rồi quyết định. Bao gồm cả tác giả Arakawa thì hầu hết tất cả mọi người đều thống nhất sẽ chọn nhân vật của Kogiso. Có thể nói là cậu ấy chiến thắng tuyệt đối.

―― Ngoài ông ra thì đạo diễn mảng hành động còn có Kimura Satoshi. Giám sát chế tác hành động đóng vai trò như thế nào vậy?

Abe: Những thứ vũ khí như kiếm hay giáo cũng phản ánh phần nào tính chất của thời đại. Hơn thế nữa, kiếm của Nhật Bản rất khác. Daryun có rất nhiều giáo nhưng cậu ấy hiếm khi tham gia trận đấu nào sử dụng kiếm hay giáo. Xoay quanh vấn đề này, tôi đang nhờ Kimura sửa lại một nửa kịch bản.

――Không chỉ những cảnh chiến đấu hào nhoáng, ông còn chịu khó suy nghĩ lên kế hoạch từng bước thực hiện nhỉ.

Abe: Dù chỉ là một thanh kiếm nhưng nếu bạn ở Nhật thì cách cầm thanh kiếm từ đối diện đã khác, cách chém lại càng khác. Dĩ nhiên là trong giới hạn, chúng tôi không phải gặp tất cả những khó khăn đó nhưng bao gồm cả những chi tiết nhỏ nhặt thì chúng tôi muốn một thứ giống giống thôi cũng được rồi.

――Như lúc nãy đã nói, chính vì là Arslan Senki nên cũng có chỗ phải làm khác đi một chút. Tôi nói như vậy có đúng hay không?

Abe: Tôi đang đau đầu chuyện để cho nhân vật xuất hiện sao cho thu hút. Tạo bóng cũng là cách khiến nhân vật xuất hiện rõ ràng hơn. Đứng trên lập trường một đạo diễn, tôi thấy rằng lúc ánh sáng chiếu đến mới tạo bóng sẽ dễ kiểm soát hơn. Nhưng mà nếu làm như vậy thì lúc nhìn nhân vật cảm giác sẽ khác đi mất. Chính vì vậy lại có một khó khăn khác đó là phải tái hiện nét vẽ của Arakawa như thế nào đây? Bao gồm cả Kogiso thì mọi người trong đoàn làm phim đều rất thích nét vẽ của Arakawa, vì thế nên ai cũng cố gắng hết sức để truyền tải cảm xúc ấy đến khán giả. Tôi nghĩ làm việc vì mục đích như vậy là rất tốt. Có vẻ như mọi người cũng có chút chú ý đến những chỗ ví dụ như nét vẽ có giống với nét vẽ của Arakawa hay không đấy.

――Câu hỏi cuối cùng sẽ lại là về ma lực của tác phẩm nhé. Ông mong muốn được nhìn thấy viễn cảnh như thế nào?

Abe: Đây sẽ là tác phẩm được mọi tầng lớp khán giả đón nhận. Những khán giả muốn trải nghiệm cảnh hành động hay những khán giả muốn tìm hiểu về nhân vật, ai cũng sẽ tìm thấy điểm lý thú trong tác phẩm này. Dĩ nhiên là cách đây ít lâu tôi nghĩ rằng chỉ cần fan của Arakawa chịu xem là đã đủ lắm rồi. Việc tiểu thuyết gốc cũng có fan khiến tôi có cảm giác mình có thể thử đưa tác phẩm lên tầm quốc tế. Tác phẩm này có những chỗ chỉ thuần túy là lịch sử chiến tranh mà lại được chọn chiếu vào buổi chiều nên khi thực hiện tôi thấy có chút khó khăn, liệu nó có thể trở thành tác phẩm mà chỉ cần nhìn thấy sự đáng yêu của nhân vật chính cũng có thể khiến cho mọi người vui vẻ, dù khán giả có là học sinh tiểu học đi chăng nữa hay không? Tôi đang hướng tới một tác phẩm mà đến ông lão bà lão cũng có thể xem được. Dạo này cứ nghĩ như vậy là tôi lại thấy vui và tiếp tục công việc của mình. Có thể nhận được sự kỳ vọng của mọi người tôi thực sự rất hạnh phúc.

HẾT

Nguồn: http://tokyo-anime-news.jp/?p=31845

Mana

[Đặc san Arslan Senki – Hồi thứ nhất] Phỏng vấn đạo diễn Noriyuki Abe (kì đầu)

bb1e0f3f1d932844cf4f93b2e64334121-315x443

Vào khoảng 5h chiều chủ nhật ngày 5/4 hệ thống đài MBS/TBS đã bắt đầu phát sóng anime Arslan Senki. Người hâm mộ đang nóng lòng chờ đợi diễn biến tiếp theo của kịch bản chuyển thể từ tiểu thuyết: hành động tiếp theo của nhân vật chính đầy sức hút Arslan khi phải đối mặt với giai đoạn biến chuyển của lịch sử là gì? Lần chuyển thể anime này sẽ dựa trên bản manga xuất bản từ năm 2013 trên tạp chí Bessatsu shounen của Hiromu Arakawa – tác giả của hàng loạt bộ truyện như “Fullmetal Alchemist”, “Gin no Saji Silver Spoon”, … Bởi vì ngay cả ở Nhật cũng hiếm có tác phẩm giả tưởng dài tập chính thức nào nên kỳ vọng mà nó mang lại là rất lớn. Đặc san lần này là về một tác phẩm như vậy. Phần phỏng vấn đạo diễn và những câu chuyện lần đầu được kể, tất cả sẽ xuất hiện trong sáu hồi.

Hồi thứ nhất, chúng ta sẽ được nghe đạo diễn Noriyuki Abe phân tích những điểm nổi bật thú vị của tác phẩm.

―― Trước tiên thì, tôi có thể nghe ông kể về câu chuyện ông đã trở thành đạo diễn như thế nào hay không?

Abe: Lúc tôi đang thực hiện tác phẩm trước thì một vị từ Liden Films thông qua một nhân viên để liên lạc với tôi. Dĩ nhiên tôi đã biết đến tác phẩm Arslan Senki trước đó rồi nhưng tôi vẫn hơi ngạc nhiên một chút. “Mình lại làm cái này nữa”, tôi đã phản ứng như vậy. Thật ra thì lúc ấy tôi không rành về mảng manga. Nhưng khi nghe chuyện Arakawa là người minh họa cho tác phẩm thì tôi đã đồng ý thực hiện dự án này. Với tư cách một người hâm mộ, đây đúng là một tác phẩm mà bình thường tôi vẫn luôn mong chờ.

―― Chỉ kể đến nguyên tác, lượng người hâm mộ đã vô cùng đông đảo rồi. Vậy là một đạo diễn, ông có phải chịu sức ép tâm lí nào hay không?

Abe: Trong tác phẩm Ginga Eiyuu Densetsu của Tanaka (Yoshiki) đã có cực kì nhiều nhân vật cá tính xuất hiện đúng không nào? Arslan Senki cũng phần nào giống như vậy. Nếu xét đến số lượng nguyên liệu cần thiết thì đúng là gay go rồi đây. Đó là sức ép mà tôi đã phải chịu.

―― Chủ nhật 17:00, đó là khung giờ mà rất rất nhiều khán giả có thể xem bộ phim. Ông nghĩ như thế nào về ý nghĩa của việc này.

Abe: Quả thật, được xếp vào khung giờ có nhiều khán giả xem thì áp lực thật đấy nhưng mà trước đây tôi cũng từng được xếp vào khung giờ chiều hay khung giờ vàng rồi nên bây giờ cũng không cảm thấy gì đặc biệt lắm. Nhưng dù có là chương trình nào thì lúc làm, ý tôi là trước lúc bắt đầu, cũng sẽ cảm thấy căng thẳng.

――Arakawa và Tanaka Yoshiki có từng yêu cầu điều gì với ông hay không?

Abe: Hai vị ấy không phải là dạng người thích sai bảo người khác “Xin hãy làm như thế này!”, không phải như thế. Ví dụ như có lần tôi có việc muốn hỏi, từng người đã đến chỗ tôi để xem qua kịch bản đấy. Lần này vì đến Tanaka cũng chuyển lời rằng: “Mong anh hãy theo đúng nguyên tác manga của Arakawa mà thực hiện.” nên tôi sẽ làm theo như vậy. Mấy nhân viên ở phim trường cũng có suy nghĩ “Bọn em muốn làm giống y như vậy” nên tôi đang phát triển câu chuyện đúng theo nguyên tác manga.

――Fan của nguyên tác manga nhất định sẽ rất vui mừng đây. Vậy nếu như phải thay đổi câu chuyện một chút thì ông sẽ lên kế hoạch diễn xuất như thế nào?

Abe: Việc tôi đang bận tâm bây giờ là làm thế nào để có thể tận dụng tốt nhất giới tính của các nhân vật. Theo nguyên tác manga thì đã có rất nhiều nhân vật quyến rũ và đầy sức hút xuất hiện, nó có phong thái của bộ truyện “Charamono” ngày xưa, đây mới là điều mà tôi đang bận tâm. Vì nó có đề cập đến lịch sử chiến tranh nên không biết chừng khán giả nữ khi xem sẽ cảm thấy một chút nặng nề. Để khán giả nữ cũng có thể xem được, khi thực hiện tác phẩm tôi đã đắn đo “Có nên cho họ thấy mặt quyến rũ của nhân vật không nhỉ…”

――Thì ra là như vậy. Thật ra thì tôi nghĩ rằng cảnh chiến đấu cũng được rất nhiều khán giả mong chờ. Đại chiến sẽ được tái hiện dưới hình dạng nào, ông có thể tiết lộ một chút được không?

Abe: Lần này tôi sẽ hợp tác thực hiện với bên 3D nên sẽ có nhiều thứ bằng 3D lắm đấy. Không lâu trước đây tôi đã không thể làm được, khi nhìn vào bản phác thảo cảnh đại quân bị bao vây tôi có cảm giác cũng dễ làm thôi nên tôi đã bất chấp mọi giới hạn của khả năng mà chỉ muốn cho mọi người xem được trận chiến. Dĩ nhiên là khác với bây giờ, đó là thời đại không có nhiều trận chiến diễn ra lúc nửa đêm, vì điều kiện tiên quyết là trận chiến phải diễn ra vào ban ngày nên tôi phải làm sao cho nó cuốn hút khi xem trên tivi, cộng thêm những cảnh hành động cũng làm tôi phải suy nghĩ rất nhiều.

――Quả nhiên 3D vẫn hữu dụng hơn nhỉ.

Abe: Đúng là vậy. Hàng ngàn kỵ mã xuất chiến, binh lính hòa lẫn vào nhau, cảnh ấy không thể nào vẽ tay được, cũng không có chỗ nào cần tôi phải can thiệp. Được làm một tác phẩm như vậy tôi thấy rất vui.

――Tác phẩm này có khía cạnh lịch sử. Ông có phải để ý cân nhắc gì trong phần này hay không?

Abe: “Tác phẩm này dựa trên bối cảnh thời đại của cuộc chiến nào trong thực tế vậy?”- tôi đã đặt câu hỏi đó với cả hai tác giả. “Giống giống thôi” –  tôi đã định làm như thế nhưng đến cuối cùng tôi nhận ra đó là điều không tưởng.

――Ít phút trước chúng ta có nói đến sức thu hút của nhân vật, có thể thấy thủ pháp Gunzou Geki cũng được sử dụng trong tác phẩm. Xung quanh vấn đề này có điểm nào cần lưu ý hay không?

Abe: Mấy nhân viên của tôi đều cực kì yêu quý Arslan đấy. Tác phẩm này có chỗ nào đó khiến người khác cảm thấy rất ấm áp. Vì thế chúng tôi phải làm cho khán giả cũng yêu thích nhân vật chính giống như vậy. Ban đầu, tôi để cho cậu ấy bị nhận xét là “Một vị hoàng tử tầm thường”, kiếm thuật không xuất sắc, tài ăn nói cũng không. Cậu ấy cũng không phải dạng người có tài lãnh đạo, thế nhưng bằng cách nào đó, ở cậu ấy lại tồn tại một sức hút khiến người khác muốn đi theo. Sức hút ấy từ đâu mà có? – Đây là câu chuyện về hành trình đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi đó. Về phần mình, tôi phải vẽ cho thật cẩn thận để không làm lu mờ sức hút ấy. Khán giả sẽ dần dần thích những việc cậu ấy làm, để rồi đến giữa phim khi khả năng lãnh đạo của cậu ấy bộc lộ thì mọi người có thể nhìn về phía vị thủ lĩnh với tâm trạng thoải mái. Tôi đang hướng đến một tác phẩm như vậy.

(Gunzou Geki 群像劇 một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong phim, kịch và tiểu thuyết. Mỗi nhân vật trong tác phẩm sẽ có một câu chuyện khác nhau được dựng nên. Nhưng nếu xâu chuỗi câu chuyện trong từng tập (phim/truyện) rời rạc thì sẽ thấy một cốt truyện hoàn chỉnh xuyên suốt)

HẾT

Nguồn: http://tokyo-anime-news.jp/?p=31843

Mana

NARUTOからBORUTOへ (Từ Naruto đến Boruto) công chiếu ngày 7 tháng 8.

10367688_456598121172214_5238434517040772776_n

Được chính tác giả Kishimoto Masashi làm giám đốc sản xuất, bộ phim “BORUTO-NARUTO THE MOVIE” sẽ công chiếu vào ngày 7/8/2015. Đây là tác phẩm thứ 11 của serie movie Naruto. Mọi thứ như nguyên tác, kịch bản, nhân vật đều được chính Kishimoto Masashi thống nhất viết ra. Trong teaser visual, bề ngoài phản kháng của Boruto – con trai Naruto gây một ấn tượng sâu sắc. Suy nghĩ mang phần chê trách Naruto của Boruto khiến cậu hệt như một bản sao của cha mình – “Lão Hokage thúi”.

Manga Naruto được phát hành định kỳ trên “Weekly Shounen Jump”, kết thúc vào ngày 10/11/2014. Ngay sau đó, “Dự án khai mạc thời đại mới Naruto” bắt đầu với hàng loạt những kế hoạch: Bộ phim “The last – Naruto the movie” được công chiếu ngày 6/12/2014, “Buổi trình diễn live – Naruto” diễn ra trên sân khấu tháng 3/2015, kế hoạch triễn lãm “Kishimoto Masashi, Naruto, kỉ niệm kết thúc phát hành” (tổ chức tại Tokyo từ ngày 25/4/2015, tại Osaka từ ngày 18/7/2015), loạt chuyên sâu ngắn trên tạp chí Jump với tên “Naruto – những giai thoại ~ Hokage đời thứ 7 và tháng hoa đỏ tươi~” (gộp lại của số 22 – 23 phát hành ngày 27/4/2015).

  • Lời bình luận của tác giả Kishimoto Masashi:

Lần này tôi bắt đầu toàn bộ từ đầu với bộ phim “Boruto”, đầu tiên là với phần nhân vật. Tuy đây là movie thứ 11 của Naruto, nhưng cũng là lần đầu tôi tự tay viết toàn bộ kịch bản cho tác phẩm của mình. Tôi vừa phải đưa ra ý tưởng đề xuất cho phần thiết kế nhân vật, sau đó nhào nặn cho đến khi bản thân hài lòng, hơn nữa là đạt được yêu cầu hoàn hảo của toàn đội ngũ. Việc phát hành định kỳ của manga đã kết thúc, nên tôi dành toàn bộ thời gian từng dành cho manga để tập trung vào bộ phim. Thật sự đây chính là bộ phim Naruto tôi đã muốn làm. Cuối cùng tôi muốn nói là… tôi không thể làm một tác phẩm nào tốt hơn như thế này…

Nguồn: http://www.oricon.co.jp/news/2051189/full/

Jc

Ansatsu kyoushitsu – Sự kiện tại Shibuya 「暗殺教室」

58390

Ngày 27/3/2015, sự kiện cho serie anime Ansatsu kyoushitsu (暗殺教室) được tổ chức tại cửa hàng Tower Records ở Shibuya.Sự kiện kỉ niệm 1 năm Blu-ray và DVD tập 1 của Ansatsu kyoushitsu được bán ra. Tại sự kiện, seiyuu được yêu mến Fuchigami Mai, lồng tiếng cho nhân vật Shiota Nagisa, rạng ngời bước lên sân khấu. Hơn nữa, người cosplay nhân vật chính Korosensei diễu hành khắp phố Shibuya, làm nên một sự kiện thành công bất ngờ.

Cùng với việc kỉ niệm việc bán Blu-ray và DVD, trong vòng 1 tuần, một màn ảnh lớn trước cửa hàng Tower Records ở Shibuya sẽ bắt đầu chiếu những thời điểm đặc biệt của Ansatsu Kyoushitsu. Tại sự kiện, Korosensei sẽ xuất hiện trên toàn màn hình và thời điểm của hình ảnh đó sẽ được thông báo. Khi nhìn thấy những hình ảnh này, Fuchigami chia sẻ “Trước một con đường rộng thế này, tôi thấy thật vinh hạnh khi những hình ảnh tác phẩm được trình chiếu như vậy.”

Trong buổi trò chuyện, câu hỏi liên quan đến những cảnh còn đọng lại ấn tượng trong anime được đặt ra. Đối với câu hỏi này, Fuchigami nói rằng, về phần Shiota Nagisa “Đối với bạn học, cậu ấy ngay cả ý định sát hại cũng không có.” Đặc biệt là, khi nghe được đây là một phần vướng mắc của nguyên tác – Matsui Yūsei, cô đã có động lực hơn thể hiện vai diễn thật tốt.

Cô cũng tiết lộ: “Tôi đã nghĩ phần lồng tiếng phải sửa đi sửa lại nhiều lần lắm, thế nhưng lại nhận được chữ “OK” rất dễ dàng. Tôi cũng hỏi lại nhiều lần “Thật sự là ổn thật chứ?””. Khi thấy bộ phim lên sóng được chèn thêm hiệu ứng âm thanh, cô nói: “Hình ảnh của Nagisa tốt hơn, tôi thật sự rất vui.”

Cô cũng chuyển lời đến các fan của bộ anime, liên quan đến phần sau này của Ansatsu Kyoushitsu: “Đến phần 2, cá tính mỗi nhân vật sẽ được phát triển, những mỗi quan hệ sẽ được đào sâu. Vì vậy nhất định xin hãy đón xem!”

Sau buổi trò chuyện, ưu đãi đầu tiên bên trong bộ DVD BOX được hé lộ, chiến dịch diễu hành khu phố Shibuya cũng sắp được bắt đầu. Ngoài Korosensei, những cosplayer của các nhân vật Shiota Nagisa, Akabane Karuma, Irīna Yerabicchi cũng phát miễn phí những tấm sticker đặc biệt của Ansatsu Kyoushitsu. Lượng fan lớn của Ansatsu Kyoushitsu đã giúp sự kiện thu được thành công rực rỡ.

Nguồn: http://animeanime.jp/article/2015/03/28/22632.html

 Jc

Đề cử cho giải thưởng Manga thường niên lần thứ 38 của Kodansha

Vừa qua, nhà xuất bản Kodansha vừa công bố các đề cử cho giải thưởng Manga thường niên lần thứ 38, vinh danh 14 bộ truyện với 3 đề mục. Giải thưởng sẽ được công bố vào ngày 12 tháng 5 tới đây. Cùng PO điểm qua những ứng cửa viên xuất sắc cho giải thưởng này nhé 😉

Best Shonen Manga

news_large_days1

1. Days by Tsuyoshi Yasuda
Hai chàng trai vô tình gặp gỡ vào 1 đêm bão tố. Tsukushi – một người bình thường không có gì nổi bật và Jin – thần đồng bóng đá. Chính vào đêm đó, Jin đã đưa Tsukushi đến với thế giới của bóng đá học đường.

7-sins

2. The Seven Deadly Sins by Nakaba Suzuki
Bị buộc tội lật đổ chế độ, các chiến binh của The Seven Deadly Sins đã bị bắt đi lưu đày. Công chúa Elizabeth đã tìm ra sự thật, các chiến binh Sins đã bị đổ tội bởi các Holy Knights (chiến binh thánh) – những người đã ám sát nhà vua và cướp lấy ngai vàng.
Công chúa Elizabeth đang chạy trốn và kiếm tìm sự giúp đỡ của Sins để giành lại vương quốc, Tuy nhiên, Sins đầu tiên cô gặp – Meloidas – là một người chủ nhà trọ nhỏ bé có một con lợn biết nói, thậm chí không có tới một thanh kiếm thật! Có phải huyền thoại về sức mạnh của Sin đã bị phóng đại?

zumou

3. Hinomaru-zumo by Kawada
Sumo vốn là môn thể thao đòi hỏi ” to lớn” và “mập mạp”. Tuy nhiên, ushio hinomaru – một học sinh mới, nhỏ con lại có thể khiến cho câu lạc bộ sumo yếu ớt của trường trung học Oodachi leo lên tới đỉnh cao danh vọng! Rốt cuộc thì cậu ta đã làm cách nào !?

yowapeda

4. Yowamushi Pedal
Sakamuchi Onada –  một học sinh cuồng các sản phẩm của anime và game đến nổi cậu có thể đạp xe đi đi lại lại qua sườn dốc đến khu mua sắm Akihabara ở Tokyo, dài khoảng 90km. Onoda cuối cùng bước chân vào môn thể thao đua xe đạp đầy cạnh tranh.

Best Shoujo Manga

black-prince

1. Wolf Girl & Black Prince by Ayuko Hatta
Erika, 16 tuổi, thường hay ba hoa với bạn bè mình về tình yêu lãng mạn của bản thân. Nhưng thật ra, Erika không hề có người yêu nào cả. Cô đã chỉ đại một chàng trai trong loạt hình chụp là người yêu của mình. Cuối cùng đấy lại là Kyoya Sata – bạn cùng trường. Erika không còn cách nào khác ngoài việc nhờ Sata giả làm bạn trai mình, Thật xui xẻo, Sata thoạt nhìn thật ngọt ngào lại là 1 kẻ thích ngược đãi người khác tới cực điểm. Sata đã lợi dụng điểm yếu của Erika để đối xử với cô một cách cực kỳ tồi tệ.

shogakusei

2. Shogakusei no Himitsu by Miyako Nakae
Bộ truyện nói về các nữ sinh tiểu học và những lo lắng của các em. Như là lần đầu tiên cảm thấy tim đập thật nhanh trước một bạn nam quen từ nhỏ, hay là cơ thể bỗng nhiên thay đổi. Bộ Manga này đề cập đến những bí mật không ai nói ra, nhưng kì thật ai cũng lo lắng.

nigeru

3. Nigeru wa Haji da ga Yaku ni Tatsu by Tsunami Umino
Mikuri Moriyama tốt nghiệp đại học, tuy nhiên, vì sự khan hiếm công việc, cô chỉ có thể làm những việc thời vụ. Cô tìm được việc quản gia ở nhà Hiramasa Tsuzaki, một cấp dưới của cha cô. Khi cha mẹ quyết định nghỉ hưu và chuyển về quê, Mikuri bị buộc phải tìm được việc làm ổn định. Trong lúc cấp bách, Tsuzuki đột nhiên cầu hôn Mikuri. Cả hai bước vào một “hợp đồng hôn nhân” –  cha mẹ Mikuri mình sống ở quê được an tâm và Tsuzaki không cần thuê một người quản gia mới.

liar-liar

4.  Liar x Liar by Renjuro Kindachi
Minato, năm nay 20 tuổi, một ngày mượn đồng phục trung học cũ của bạn mình và lên thị trấn. Minato va vào Tooru – em trai kế của mình. Manito đã thuyết phục Tooru rằng mình chỉ là người trộng giống chị kế của cậu. Tooru sau đó yêu chính phiên bản học sinh mà Minato tạo ra. Và cả 2 bắt đầu trở thành người yêu.

kiss-him-not-me

5. Kiss him, not me by Junko
Kae Serinuma chính là một “fujoshi”. Khi nhìn thấy các chàng trai thân thiết với nhau, cô sẽ bắt đầu tưởng tượng về tình cảm lãng mạn giữa họ. Một ngày. 4 chàng trai trong trường ngỏ lời yêu với cô, nhưng điều này chả làm cô hứng thú tí nào, cô muốn nhìn họ quen nhau hơn!!!

Best General Manga

onna-no-ie

1. Onna no le by Akane Torikai
Bộ truyện xoay quanh Yuuka – 28 tuổi, vừa mới bị bạn trai đá, và em gái 25 tuổi của cô, Sumika. Vì mẹ bệnh nặng, cả 2 trở về quê của mình ở Osaka. Tuy nhiên, mẹ cô lại đột nhiên ra lệnh: cả ba người phải cùng chuyển lên sống ở Tokyo.

kasane

2. Kasane by Daruma Matsuura
Kasane là một cô gái có vẻ ngoài xấu xí, thường xuyên bị bạn cùng lớp bắt nạt. Người mẹ kế xinh đẹp củ Kasane cho cô 1 thỏi son môi, và thỏi son này đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời của Kasane.

kounodori

3. Konodori by You Suzunoki
Nhân vật chính của bộ truyện là bác sĩ sản khoa đồng thời là nhạc sĩ jazz Sakura Konotori. Ở Nhật, sinh con không được xem như là 1 loại bệnh, vì vậy những ca sinh thường sẽ không được hưởng bảo hiểm. Với những ca sinh thường, bác sĩ sản khoa sẽ không được chú ý nhiều. Tuy nhiên, nếu có gì xảy ra, bác sĩ sản khoa lại vô cùng cần thiết.

sidonia

4. Knights of Sidonia by Tsutomu Nihei
Câu chuyện diễn ra sau khi loài người chạy khỏi trái đất trước sự xâm lăng quá mạnh mẽ của những loài ngoài hành tjnh gọi là Gauna. Loài người dùng tàu bay  băng qua thiên hà trong khi Gauna tiếp tục truy đuổi họ. Loài người đã tạo ra robot Morito để chống lại các đơn tập kích của Gauna . Và một trong những người đó là chàng phi công trẻ Nagate Tanikaze với chiếc tàu không gian Morito tên Sidona.

relife

5.reLIFE by Sou Yayoi
Arata Kaizaki là một người độc thân 27 tuổi, không có việc làm và vừa bị bố mẹ cắt trợ giúp tài chính. Vì rời công ty cũ trong vòng 3 tháng, Arata không thể kiếm việc làm mới. Một tối, trong lúc nhậu nhẹt với một người bạn cấp 3, Arata gặp Ryo Yoake – người cho Arata một vỉ thuốc có khả năng biến Arata trở lại 17 tuổi để làm lại đời mình. Sau khi đồng ý thử, Arata vào học ở 1 trường cấp 3 và gặp Chizuru Hishiro – đẹp, ít nói, khát khao có bạn. Thông qua Chizuru và bạn cùng lớp, Arata phải tìm được cách để sống hạnh phúc với cuộc đời mình trong vòng 1 năm,

Nguồn:  http://www.animenewsnetwork.com/news/2015-04-03/39th-annual-kodansha-manga-awards-nominees-announced/.86698

Dịch: Winnie

 

 

 

ISHIKAWA KAITO THẮT CHẶT MỐI LIÊN KẾT HỢP TÁC SUISEI NO GARGANTIA VÀ TOUKEN RANBU

ISHIKAWA KAITO THẮT CHẶT MỐI LIÊN KẾT HỢP TÁC SUISEI NO GARGANTIA VÀ TOUKEN RANBU

a45108074a1f56fdd05bbad6c611bacc-315x447

Hợp tác minh họa giữa game trực tuyến đang được yêu thích Touken Ranbu và OVA mới nhất của series Suisei no Gargantia – “Suisei no Gargantia Meguru kouro, haruka ~ ” đã được công bố nhằm kỉ niệm phần tiếp theo của series được công chiếu.

Ishikawa Kaito – người được biết đến qua những vai trước đó như Rokudo Rinne (Kyoukai no RINNE), Kageyama Tobio (Haikyuu!!) sẽ lồng tiếng cho cả hai nhân vật là Ledo – nhân vật chính của series Suisei no Gargantia và Kasen Kanesada (Touken Ranbu) trong lần hợp tác minh họa này.

Phần minh họa sẽ do phụ trách thiết kế nhân vật của Suisei no Gargantia, Naruko Hanaharu vẽ.

“Suisei no Gargantia Meguru kouro, haruka ~ ” sẽ công chiếu từ ngày 04/04 tại các rạp ở Tokyo, rạp Cinema Sunshine ở Ikebukuro, rạp Baltic ở Shinjuku và 12 rạp khác trên toàn quốc. Tại mỗi rạp, lời nhắn và chữ kí phiên bản mới của các diễn viên lồng tiếng chính dưới định dạng Blu-ray, đính kèm tuyển tập truyện tranh ấn bản đặc biệt của Naruko Hanaharu (chỉ khi mua tại rạp) sẽ được bán trước với giá 9,000 yên (đã bao gồm thuế). Theo suy đoán, ngày 27/05 sẽ phát hành bộ gồm bao tay đặc chế, áo khoác thiết kế riêng biệt, kèm theo tập sách đặc biệt phiên bản giới hạn định dạng Bluray với giá 7,500 yên (chưa bao gồm thuế).

Nguồn: http://tokyo-anime-news.jp/?p=31904
Dịch: Mana

Slam Dunk sẽ được biểu diễn trên “sân khấu kịch”

Ảnh

Osamu Kogure: các vận động viên và diễn viên sẽ cùng diễn trong tác phẩm được dự tính tại phòng tập thể dục.

Diễn viên sân khấu kịch Osamu Kogure thông báo trên blog cá nhân vào thứ bảy: một buổi diễn live  về manga Slam dunk của Takehiko Inoue đang được xem xét.

Theo Kogure, tác phẩm sẽ không là một buổi diễn trên sân khấu, vì sẽ có sử dụng phòng tập thể dục thay vì một sân khấu truyền thống. Dự án này sẽ cast diễn viên cũng như những vận động viên hàng đầu trong Hiệp hội bóng rổ Nhật Bản. Hội ban đạo diễn đã trao tặng Inoue những lời khen ngợi đặc biệt cho những đóng góp của ông trong việc phổ biến bộ môn bóng rổ ở Nhật.

Như dự định, project sẽ lắp một màn hình trong phòng tập để biểu diễn những hình ảnh trong Slam dunk cùng với soundtrack được sử dụng giọng từ diễn viên lồng tiếng. Đồng thời cũng sẽ chiếu hình ảnh band nhạc chơi live bản nhạc phim hoàn toàn mới.

Slam dunk được đăng trên tạp chí Weekly Shounen Jump từ 1990 đến 1996. Manga này được chuyển thể thành anime và được chiếu từ 1993 đến 1996, cũng như 4 movie của Slam dunk. Hiện Slam dunk vẫn giữ được sự nổi tiếng, cùng với sự hy vọng của nhiều fan hâm mộ sẽ có một live action cho Slam dunk. Viz cho xuất bản manga Slam dunk tại Bắc Mỹ.

Nguồn: Animenewsnetwork.com

Tìm hiểu lịch sử truyện tranh và hoạt hình Nhật (kỳ 1)

Ảnh

Nếu bạn từng ghé thăm nhà sách Barnes & Noble và đảo mắt qua các kệ sách đồ sộ, hẵn bạn sẽ nhận thấy trên kệ sách bao giờ cũng chất đầy tiểu thuyết hình ảnh (graphic novel). Mặc dù truyện tranh siêu anh hùng và truyện tranh Peanuts có thời chiếm lĩnh thị trường truyện tranh Mỹ, nhưng giờ bạn phải đi đến kệ sách cuối cùng mới tìm thấy bộ truyện tranh “Người Nhện” hoặc “Người Dơi” yêu thích của mình. Truyện tranh Nhật, hay còn gọi là manga, ngự trị trên hầu hết các kệ sách và giá trưng bày. Truyện tranh Mỹ từng một thời được mọi tầng lớp độc giả yêu thích giờ đây đã có đối thủ cạnh tranh quá mạnh.Mặc dù thể loại tiểu thuyết hình ảnh vẫn còn trong quá trình đấu tranh để được công chúng công nhận là tác phẩm văn học, nhưng từ khi các phương tiện truyền thông đại chúng – từ mục điểm sách trên tờ New York Times cho đến tạp chí Entertainment Weekly – bắt đầu lăng xê những đầu sách mới nhất, tiểu thuyết hình ảnh đã tạo được chỗ đứng trong lòng độc giả.

Từ những năm 1950, những cuộc điều tra của Thượng nghị viện Mỹ cáo buộc truyện tranh là thủ phạm gây ra tình trạng phạm pháp ở trẻ vị thành niên cùng nhiều tệ nạn khác, nội dung truyện hoàn toàn mang tính khiêu dâm, đề tài chỉ dành cho trẻ em, cốt truyện toàn nói về nhân vật siêu anh hùng; truyện tranh chỉ mang tính văn học nếu nó được viết dưới dạng lịch sử và hồi ký, nó không có giá trị về mặt nghệ thuật hoặc văn học, nó chỉ là thứ phù du vô giá trị về mặt nội dung; tuy nhiên, những thủ thư, cùng với các họa sĩ truyện tranh, nhà xuất bản, nhà phê bình, và người ủng hộ khác đã kiên trì đấu tranh với Thượng nghị viện Mỹ, và cuối cùng, họ đã giành chiến thắng.

Với truyện tranh Nhật, câu chuyện lại khác hẳn. Truyện tranh Nhật tuy cũng mang yếu tố khiêu dâm, không dành cho trẻ em, và không có giá trị văn học, song nó lại có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài, nên nội dung có phần mới lạ đối với người lớn và giới trẻ – những người đang tìm kiếm những điều mới mẻ nằm ngoài sự hiểu biết của cha mẹ chúng.

Tác phẩm Tìm hiểu lịch sử truyện tranh và hoạt hình Nhật dành cho những độc giả mới biết hoặc đã biết về manga/anime. Đối tượng độc giả có thể là thủ thư đang sưu tầm truyện hay cho bộ sưu tập của mình, cha mẹ mua truyện cho con cái, hoặc đơn giản là độc giả mới đang thắc mắc về ý nghĩa của những giọt mồ hôi lớn chảy nhễ nhại trên trán nhân vật. Mặc dù trên thị trường đã có một số sách nói về nguồn gốc văn hóa và lịch sử phát triển của manga tại Nhật Bản, nhưng tập sách này mang nội dung hơi khác – tuy có đề cập lịch sử trong đó – vì nó được viết bởi người khởi đầu cũng có trình độ hiểu biết mù mờ như bạn hiện nay. Mặc dù tôi không dám nhận mình là người am hiểu về văn hóa Nhật, hoặc đã từng du lịch nước Nhật với tư cách là fan hâm mộ, thủ thư, hay nhà nghiên cứu, nhưng tôi có nhiều kiến thức và kinh nghiệm muốn chia sẻ với bạn. Vì vậy, tập sách này đề cập manga/anime dưới góc nhìn của một fan hâm mộ, thủ thư, và độc giả.

Ở Mỹ, các độc giả trẻ, đặc biệt là độc giả tuổi teen, hiện có khuynh hướng thưởng thức manga/anime. Nhiều độc giả lớn tuổi cảm thấy mình ngày càng dao động giữa giá trị truyền thống và thể loại truyện mà họ không công nhận. Thay vì đơn thuần giới thiệu thể loại truyện mới, tập sách sẽ giúp độc giả nâng cao trình độ hiểu biết và đánh giá, vượt qua định kiến truyền thống, và xóa bỏ bất đồng văn hóa để tận hưởng niềm vui đọc truyện manga.

Nguồn: Truyện tranh Việt Online

‘Final’ Gintama Teaser – Gintoki quá khứ và hiện tại

Ảnh

Website chính thức của Gekijōban Gintama Kanketsu-hen: Yorozuya yo Eien Nare (Final Gintama: The Movie: Be Forever Yorozuya), movie thứ hai của Gintama, bắt đầu ra mắt đoạn teaser dài 30 và 15 giây vào thứ hai.
Đoạn teaser chú ý rằng film sẽ có một “cái kết” hoàn toàn mới được viết bởi tác giả gốc Hideaki Sorachi. Teaser còn cho thấy 2 version của Gintoki, một của hiện tại và một của quá khứ.
Film sẽ được bắt đầu chiếu ở Nhật vào ngày 6 tháng bảy (Anime Aikatsu! sẽ thay thế serie anime Gintama television trong lịch chiếu film vào ngày 4 tháng tư). Các rạp chiếu film sẽ bắt đầu bán loạt vé đầu tiên đặt trước vào thứ bảy. Loạt vé thứ hai sẽ được bán theo cặp với thiết kế phù hợp nhau vào tháng sáu.
Đây là link của 2 đoạn teaser:
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=B9zJsWicRzs
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=buOyYBwP9HY
Nguồn: www.animenewsnetwork.com